Trạng ngữ là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong một câu

Trạng ngữ là gì? Đây là khái niệm quen thuộc có lẽ đã từng xuất hiện trong các chương trình học lớp 5, 6 và rất quen thuộc. Nhưng vẫn còn nhiềungười nhầm lẫn và chưa hiểu thuật ngữ này. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc áp dụng trạng ngữ vào cấu trúc câu, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của cúng tôi nhé!

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là đóng vai trò thành phần phụ của câu thường có chức năng bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và nó xác định thời gian, nguyên nhân, địa điểm,… của sự việc chỉ định trong câu. Các thành phần phụ cũng rất quan trọng trong việc nhấn mạnh ý chính trong câu.

trang-ngu-la-gi-1

Các loại trạng ngữ thường gặp

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần bổ trợ cho câu xác định thời điểm xảy ra sự việc được nói đến trong câu. Trạng ngữ biểu thị thời gian trả lời cho câu hỏi vào lúc nào? khi nào?…

Ví dụ: Học sinh thường tổ chức bữa tiệc liên hoan vào cuối năm học.

Trạng ngữ chỉ cách thức

Trạng ngữ thể hiện cách thức cung cấp ý nghĩa cho cách một hành động hay sự việc biểu diễn ở trong câu. Trạng ngữ chỉ cách thức thương trả lời cho ta biết mọi thứ xảy ra như thế nào?

Ví dụ: Qua ngòi bút tài tình, Nguyễn Du đã tạo ra một kiệt tác bất hủ.

trang-ngu-la-gi-2

Trạng từ chỉ phương tiện

Trạng từ chỉ phương tiện là một thành phần của câu xác định những phương tiện và cách thức mà những gì nêu trong câu xảy ra. Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi: bằng cái gì? qua cái gì?…

Ví dụ: Với sự tận tâm trong việc giảng dạy, thầy giáo đã sẵn sàng giảng bài học lại khi chúng tôi chưa nắm được kiến thức.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ xác định hành động, vị trí của sự việc được đề cập xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường bổ sung đáp án câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên sân bóng của trường, các bạn học sinh đang đá bóng vui vẻ.

trang-ngu-la-gi-3

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là bộ phận bổ trợ câu nhằm xác định lý do, nguyên nhân vì sao những sự việc được xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường là đáp án cho các câu hỏi: vì sao? tại sao? bởi lý do gì?…

Ví dụ: Thời điểm các ngày trước Tết, tại chợ hoa có rất nhiều hoạt động mua sắm cùng những mặt hàng giảm giá.

Số lượng, vị trí, dấu hiệu xác định trạng ngữ trong câu

Số lượng: Trạng ngữ có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần trong câu.

Vị trí: Trạng ngữ thường xuất hiện đầu câu, nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ thì có thể đứng giữa hay cuối câu.

Dấu hiệu để xác định:

  • Định dạng: Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy.
  • Ý nghĩa: Trạng ngữ là một thành phần phụ giúp bổ sung ý nghĩa về thời gian, nguyên nhân, địa điểm, phương tiện, cách thức,… mục đích liên kết các câu và đoạn văn tạo các dòng trôi chảy, liền mạch cũng như không bị ngắt quãng. Thêm trạng ngữ cho câu là một trong những cách để kéo dài câu văn và làm nội dung của câu đó đầy đủ, phong phú, chính xác hơn.

trang-ngu-la-gi-4

Câu hỏi tổng hợp kiến thức về trạng ngữ

Câu 1: Tìm đáp án đúng: “Trạng ngữ không được sử dụng để làm gì?”

A. Cho biết mục đích và nguyên nhân của hành động miêu tả ở trong câu.

B. Cho biết những hành động được miêu tả trong văn bản xảy ra ở đâu, khi nào.

C. Cho biết cách thức và phương tiện hành động được nhắc tới ở trong câu.

D. Cho biết các đối tượng thực hiện hành động được mô tả ở trong câu.

Câu 2 : Việc chia trạng ngữ thành các câu riêng nhằm mục đích gì?

A. Rút gọn câu.

B. Nhấn mạnh, chuyển ý, thay đổi hay thể hiện những cảm xúc cụ thể được thể hiện trong một câu.

C. Làm cấu trúc của câu chặt chẽ hơn.

D. Làm nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 3 : Câu nào sau đây không thể tách thành một câu riêng?

A. Mai và Linh chơi thân với nhau từ hồi mẫu giáo.

B. Mọi người đều phải chăm chỉ học tập để có kiến ​​thức phong phú và xây dựng một sự nghiệp ổn định.

C. Qua cách nói của cô ấy, chúng ta có thể biết được rằng tâm trạng của cô ấy có gì đó không ổn.

D. Mặt trời khuất sau rặng núi

Bài tập minh họa về trạng ngữ

Bài 1: Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ trong câu:

a. Khi mùa thu đến, ở khắp nơi, cây cối đang chuyển thành màu vàng.

=> Trạng ngữ: “Khi mùa thu đến”, chỉ thời gian.

Trạng ngữ: “khắp nơi”, chỉ nơi chốn.

b. Những ngày giáp Tết, tại các chợ bán hoa, mọi người mua đồ tấp nập.

=> Trạng ngữ: “Những ngày giáp Tết”, chỉ thời gian.

Trạng ngữ: “Trong các chợ hoa”, chỉ nơi chốn.

c. Vì chủ quan, nhiều học sinh làm bài kiểm tra không đạt kết quả tốt.

=> Trạng ngữ: “Vì chủ quan”, chỉ nguyên nhân.

Bài 2: Tìm trạng ngữ ở các câu dưới đây

a) Ngày xưa, con đường này làm bằng đá sỏi.

b) Trong vườn, muôn cây khoe sắc.

c) Ngày đầu năm, ai ai cũng háo hức được đi chơi.

Bài giải

a) Trạng ngữ: “Ngày xưa”, chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ: “Trong vườn”, chỉ nơi chốn.

c) Trạng ngữ: “Ngày đầu năm”, chỉ thời gian.

Bài 3: Tìm trạng ngữ xuất trong câu và trang ngữ đã trả lời cho câu hỏi nào?

a) Trên dây điện, những chú chim đậu trắng xóa.

b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những giai điệu nhạc li kì tưởng như ai đó đang nói cười.

c) Trên cánh đồng lúa, đàn trâu đang gặm cỏ.

Bài giải

a) Trạng ngữ: “Trên dây điện”.

Trả lời câu hỏi: “Chim đậu trắng xóa ở đâu?”.

b) Trạng ngữ: “Trong vòm lá”.

Trả lời câu hỏi: “gió chiều gẩy lên những giai điệu nhạc li kì tưởng như ai đó đang nói cười”.

c) Trạng ngữ: “Trên cánh đồng lúa”.

Trả lời câu hỏi: “Đàn trâu đang gặm cỏ ở đâu?”.

trang-ngu-la-gi-5

Lời kết

Trên đây, những nội dung liên quan đến trạng ngữ là gì? có mấy loại trạng ngữ? Hi vọng những kiến thức và bài tập trên có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức quan trọng. Ngoài ra, việc soạn bài trang ngữ trong câu cũng giúp biết cách vận dụng thật tốt kiến thức được học.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *