Hợp đồng san lấp mặt bằng là hợp đồng được nhiều khách hàng quan tâm. Mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng giúp cho khách hàng có thể dễ dàng soạn, đầy đủ pháp lý và tiết kiệm thời gian.
Mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng 2021
Bạn sẽ cần chú ý những nội dung quan trọng sau đây khi soạn thảo hợp đồng san lấp mặt bằng:
Thứ nhất: Về người giao kết hợp đồng
Chủ thể tham gia là doanh nghiệp vậy người ký kết phải là chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp đó. Trong trường hợp khác một số phải có văn bản ủy quyền thực hiện việc giao kết.
Tránh trường hợp người giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền như vậy sẽ xảy ra các hậu quả tranh chấp pháp lý theo chiều hướng xấu đối với bên giao kết còn lại.
Thứ hai: Về nội dung của hợp đồng
Các bên ký phải thỏa thuận rõ về các nội dung của hợp đồng bao gồm: Đối tượng của hợp đồng hay còn được gọi là công việc sẽ được thực hiện ; thông tin mặt bằng được thực hiện san lấp ( địa điểm san lấp và diện tích san lấp); Các vật liệu xây dựng được sử dụng trong quá trình thi công công việc san lấp.
Thứ ba: Thời hạn của hợp đồng
Các bên nên có thỏa thuận rõ ràng về thời hạn thực hiện của hợp đồng. Cụ thể hóa bằng các mốc thời gian cụ thể như: Thời gian khởi của công công trình; thời gian hoàn thành công trình và bàn giao công trình.
Thứ tư: Giá trị của hợp đồng và phương thức thanh toán
Đây làm một trong những phần rất quan trọng của hợp đồng. Các bên thỏa thuận với nhau tiền thuê bao gồm đầy đủ chi tiết giá thuê như: Diện tích sàn xây dựng; đơn giá xây dựng; tổng giá trị hợp đồng…) và phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán.
Để đảm bảo quyền lợi cho bên B thì có thể yêu cầu thêm điều khoản về phạt vi phạm khi không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thanh toán.
Thứ năm: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng các bên làm việc có thể thỏa thuận các trường hợp có quyền chấm dứt hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của mình khi bên còn lại không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ lựa chọn các phương thức giải quyết như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Một số lưu ý khi làm mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng
Để cơ quan liên quan của nhà nước có cơ sở thẩm định, quyết định duyệt đơn xin san lấp mặt bằng. Bạn cần một số văn bản giấy tờ đi kèm :
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm 01 bản phô tô có công chứng, chứng thực).
- Phương án cải tạo mặt bằng đất đai
Cơ quan nhà nước nào có Thẩm quyền để quyết định duyệt hợp đồng:
- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền và các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
- Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trên diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký lại khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản mới được thực hiện. Sau 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ có kết quả thẩm định về việc có cấp phép san lấp mặt bằng, tái tạo đất cho hợp đồng này hay không. Kết quả của đơn xin san lấp mặt bằng sẽ có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn. Sau khi đã có giấy phép, thì tiến hành làm hợp đồng san lấp mặt bằng với bên đơn vị thi công công trình.
Trên đây là những chia sẻ về mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng hi vọng có thể giúp các bạn soạn được một bản hợp đồng đơn giản và đầy đủ pháp lý. Cảm ơn các bạn bạn đã dành thời gian quan tâm đến bài viết!