MÁCH BẠN HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC VÔ HIỆU KHI NÀO

Trong các giao dịch mua bán hiện nay, hợp đồng đặt cọc là khoản đảm bảo để các bên thực hiện đúng giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào được rất nhiều người quan tâm vì liên quan tới lợi ích của nhiều bên. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về thời hạn của hợp đồng đặt cọc. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hợp đồng đặt cọc là gì

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc một khoản tiền hoặc các vật có giá trị như vàng, đá quý…gọi chung là tài sản đặt cọc. Khoản tài sản này có giá trị trong một thời hạn để giao dịch và thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc là sự thoả thuận của các bên. Trong đó có một bên là bên giao cọc và một bên là nhận đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc được tạo lập để thực hiện các mục đích như đảm bảo thực hiện một hợp đồng dân sự. Hoặc bảo hợp đồng dân sự đã giao kết được thực hiện đúng và đầy đủ theo những điều khoản đã cam kết.

hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào

 

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu là gì

“Theo quy định tại Điều 130 bộ luật dân sự thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc trong mọi trường hợp sẽ chỉ có hiệu lực khi hợp đồng có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính)”.

Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào, đó là khi hợp đồng đặt cọc đó không còn thoả mãn các điều kiện còn hiệu lực khi tiến hành giao dịch dân sự. Quy định tại Bộ luật dân sự 2015 điều 117.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào trong các trường hợp ra sao

Hợp đồng đặt cọc vi phạm pháp luật hoặc làm trái đạo đức xã hội

Trong hợp đồng đặt cọc luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của pháp luật. Bất cứ trường hợp nào trong hợp đồng chứa những nội dung trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội sẽ bị vô hiệu hoá. 

Những điều cấm là những gì trái với quy định của pháp luật. Pháp luật cấm không cho phép con người thực hiện các hành vi đó. Còn những đạo đức xã hội là chuẩn mực của xã hội được cộng đồng xây dựng và tôn trọng.

Hợp đồng đặt cọc giả sẽ bị vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu trong mọi trường hợp khi nào? Khi mà có một hợp đồng được tạo lập giả tạo để che giấu một hợp đồng khác. Hợp đồng giả đó sẽ bị vô hiệu ngay lập tức. Và hợp đồng thật bị che dấu vẫn có hiệu lực tuy nhiên tùy trường hợp nếu hợp đồng đó cũng trái pháp luật cũng sẽ bị vô hiệu.

Trong trường hợp, một hợp đồng dân sự giả được lập ra để che giấu bên thứ ba cũng sẽ bị vô hiệu.

hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào

 

Hợp đồng đặt cọc do người chưa thành niên, người mất khả năng dân sự, người có khó khăn trong giao tiếp và nhận thức sẽ bị vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào được đặt ra khi: những đối tượng yếu thế trong xã hội xác lập hành vi dân sự rất khó để xác định tính khách quan. Do đó các hợp đồng đặc biệt là hợp đồng đặt cọc sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi xảy ra nhầm lẫn

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đặt cọc dân sự xảy ra nhầm lẫn trong quá trình ký kết do một hoặc nhiều bên sẽ bị vô hiệu hoá bởi Toà án. Trường hợp nếu đã kịp thời khắc phục sự nhầm lẫn hoặc mục đích của các bên đã đạt được thì hợp đồng đặt cọc vẫn sẽ có hiệu lực.

Hợp đồng đặt cọc được xác lập khi người xác lập không làm chủ được bản thân, bị ép buộc, lừa dối, đe dọa sẽ bị vô hiệu

Những người có khả năng và hành vi dân sự bình thường xác lập hợp đồng đặt cọc đúng thời điểm khi không làm chủ được hành vi. Người đó có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án vô hiệu hoá hợp đồng đặt cọc đó.

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do các đối tượng liên quan không thể thực hiện được

Trong trường hợp đối tượng trong hợp đồng không có khả năng thực hiện các điều khoản đã ký kết thì hợp đồng bị vô hiệu.

hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào

 

Những hậu quả khi hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

Khi có những tranh chấp xảy ra về hợp đồng đặt cọc và các bên không thể tự thỏa thuận về khoản cọc đó sẽ được xử lý như sau:

  • Nếu cọc chỉ để đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản ký kết và việc làm sai hợp đồng chỉ xảy ra trong quá trình thực hiện thì không bị phạt cọc. 
  • Nếu có thoả thuận từ trước về trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng vô hiệu thì cả 2 sẽ cùng bị vô hiệu. Do đó, giao dịch dân sự đã bị vô hiệu sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Việc xử lý hợp đồng đặt cọc và hợp đồng dân sự sẽ được xử lý chung. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Hy vọng rằng các bạn đã có thêm những kiến thức khi thiết lập và đặt niềm tin vào các hợp đồng đặt cọc. Tránh được những rủi ro không đáng có khi đặt cọc tài chính vào các hợp đồng.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *