Hình ảnh ông thần tài đem lại may mắn năm 2021

Vào dịp Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, bên cạnh hình tượng như Ông Công Ông Táo hay Phúc – Lộc – Thọ… thì còn gắn với hình ảnh ông Thần Tài trên người đầy vàng bạc, châu báu được trang trí khắp nơi trong nhà như một cách để cầu mong sẽ mang đến tài lộc, vận may sẽ tới trong năm mới thịnh vượng và giàu sang. Hình nền ông Thần Tài là một chủ đề hình nền phổ biến được nhiều người sử dụng nhưng đặc biệt đến dịp Tết thì chủ đề này lại càng được  nhiều người săn đón hơn, để mang những mong ước năm mới, những điều tốt đẹp về tài lộc về cho mọi người. Hiểu rõ được nhu cầu của nhiều bạn đọc, chúng tôi hôm nay muốn gửi đến các độc giả bộ hình ảnh ông Thần Tài với hy vọng có thể giúp các bạn mang đến tài lộc, vận may đầy ắp trong năm tiếp theo, đồng thời là một cách thể hiện sự chào đón Tết Nguyên Đán sắp tới.

Sự tích của ông Thần Tài và ngày Vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch)

Từ xưa tới nay, trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ta Thần Tài chính là một vị thần mang đến sự tài lộc, của cải và may mắn về tiền bạc cho mọi gia đình nào. Từ đó, chúng ta dễ thấy ở các hộ gia đình kinh doanh có gia chủ luôn cầu khấn Thần Tài phù hộ trước khi làm bất cứ việc gì, ví dụ như ngày khai trương… và đặc biệt là vào dịp lễ Tết khác.

Thần Tài có nguồn gốc xuất phát từ một tích cũ của Trung Hoa cổ đại về Âu Minh – Như Nguyện. Theo truyền thuyết kể lại, Âu Minh là một ngươì lái buôn may mắn, được Thủy Thần ban cho một nô tỳ tên Như Nguyện khi vừa đi qua hồ Thành Thảo. Từ khi Như Nguyện về nhà Âu Minh thì chuyện làm ăn cũng như buôn bán của ông ngày càng phát đạt. Tuy nhiên, vào một ngày nọ trong dịp Tết Âm lịch, không biết cớ vì sao mà Âu Minh nổi nóng và đã đánh Như Nguyện khiến cô sợ quá chui vào đống rác. Vợ của Âu Minh khi bỏ rác vô tình bỏ luôn đống rác trong đó có Như Nguyện đi và từ đó Âu Minh bắt đầu làm ăn thua lỗ, sa sút rất trầm trọng, rồi không lâu sau thì phá sản. Do đó, người đời cho rằng Như Nguyện chính là hóa thân của ông Thần Tài và nhiều nhà đã lập bàn thờ để thờ phụng thần Tài thường sẽ để ở góc nhà, hướng nhìn ra ngoài với mong ước Thần Tài phù hộ cho gia đình mình làm ăn phát đạt và tiền tài vào như nước. Cũng từ chính tích này, chi tiết vợ Âu Minh bỏ rác vào ngày Tết mà vô tình đuổi thần Tài đi mất nên mới có phong tục kiêng quét rác đổ ra ngoài trong 3 ngày Tết, tránh đổ cả tài lộc của nhà đi. Phong tục thờ Thần Tài và kiêng quét nhà ngày Tết này đã lưu truyền vào Việt Nam từ thời cổ đại và điều này đã trở thành một phong tục của người Việt vào dịp tết cổ truyền.

Về sự tích ngày Vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch cũng có nguồn gốc từ truyền thuyết lâu đời. Tích kể lại rằng, trong một lần đi chơi và uống rượu say  Thần Tài bị rơi xuống trần, không may do đầu thần va vào đá nên mê mệt không biết gì cả. Đến sáng ngày hôm sau, khi tỉnh dậy thì Thần Tài không còn nhớ mình là ai nữa, còn quần áo thần tiên thì đã bị người phàm trộm mất khiến ngài phải đi ăn xin dưới trần gian. Có một hôm, một người bán thịt quay nọ làm ăn ế ẩm nhưng thấy thần lang thang ăn xin thương xót bèn mời vào ăn miễn phí. Thần Tài ăn rất là nhiều, đặc biệt là heo quay và vịt quay nhưng điều lạ là từ khi ngài vào quán thì khách khứa không biết từ đâu kéo tới nườm nượp, chẳng mấy chốc đã kín quán . Người chủ quán thịt quay từ đó ngày nào cũng mời Thần tới ăn. Tuy nhiên, chỉ một thời gian không lâu sau, khi đã trở nên giàu có thì người chủ đó cảm thấy phiền và thấy ông Thần tài chẳng làm được gì lại cả người hôi hám, khi ăn lại bốc bằng tay trông rất ghê nên đã đuổi Thần đi khỏi quán. Một quán đối diện lúc xưa làm ăn đông khách nhưng từ khi quán thịt quay phát đạt thì giờ đây trở nên vắng hoe, không một bóng khách. Chủ quán đối diện khi thấy Thần tài bị đuổi bèn vội vàng mời ngài vào dùng bữa và lại một lần nữa khi Thần vừa dùng bữa ở quán này thì không hiểu khách hàng từ đâu cũng lại ùn ùn kéo đến rất đông. Thấy điều lạ nên cả khu phố ấy hàng quán nào cũng tranh nhau mời Thần Tài đến quán của mình làm khách. Họ thấy ông áo quần cũ kỹ và rách rưới, bèn dẫn ngài đi mua một bộ quần áo mới nhưng không ngờ việc này giúp Thần Tài tìm được đúng bộ quần áo thần tiên của mình. Khi vừa mặc lại đồ tiên của mình, ngài nhớ ra mọi chuyện và vội bay về trời. Người dân từ đó đã lập bàn thờ Thần Tài, mà nhiều nơi đã tạc lại tượng Thần Tài, cho thấy ngài là một người béo tốt lang thang, mặc quần áo rách rưới. Theo truyền thuyết trên, người ta cho rằng ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng theo Âm lịch nên đã lấy đây là ngày Vía Thần Tài để cúng tế và mua vàng cầu may cho một năm làm ăn phát đạt, tài lộc đầy nhà.

Bộ hình ảnh ông Thần Tài mang đến tài lộc và vận may cho năm mới thịnh vượng

Như vậy, qua các sự tích Thần Tài và ngày Vía Thần Tài trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc hình tượng ông Thần Tài trong văn hóa Việt Nam cũng như vì sao ông lại trở thành một hình tượng gắn liền với dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Bây giờ mời các bạn hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng các hình ảnh Thần tài người mang đầy vàng bạc, châu báu lấp lánh với ý nghĩa cầu mong cho một năm mới mang tới nhiều tài lộc dồi dào dưới đây nhé!

hình ảnh ông thần tài

 

hình ảnh ông thần tài

 

hình ảnh ông thần tài

hình ảnh ông thần tài

hình ảnh ông thần tài

Ngoài việc thờ cúng Thần Tài thì nhiều người còn tin rằng việc đặt hình ảnh ông Thần Tài làm hình nền cho chiếc điện thoại thân yêu cũng sẽ mang lại sự củng cố về may mắn và tài lộc cho cả gia đình mình. Nếu cảm thấy yêu thích những hình ảnh ông Thần Tài với chuỗi ngọc, đĩnh bạc, thỏi vàng… mang không khí may mắn và tài vận nhân dịp Tết Nguyên đán trên của chúng tôi thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy lưu lại ngay bộ sưu tập hình ảnh trên về máy của bạn nhé. Nhân dịp Tết đến Xuân về hãy chia sẻ những hình ảnh trên cho bạn bè và người thân cùng sử dụng như lời chúc mang đến tài vận dồi dào cho họ nhân dịp đầu xuân năm mới nhé. Mong rằng các bạn đọc đã tìm được cho mình những bức hình nền ưng ý nhất. 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *