Thanh lý hợp đồng là gì? Và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

Thanh lý hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là những điều mà mỗi người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều phải biết. Vậy khái niệm của nó là gì?

Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, vậy thanh lý hợp đồng là gì? Biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

Thanh lý hợp đồng là gì? Và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

Khái niệm thanh lý hợp đồng mà bạn cần biết

Thanh lý hợp đồng là biên bản có tác dụng ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó mà được hai bên xác nhận lại về khối lượng, chất lượng cũng như sau quá trình hoàn thành công việc và hai bên đưa đến ký kết.

Một số ý nghĩa biên bản thanh lý hợp đồng 

Biên bản hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các doanh nghiệp vì nó phụ thuộc vào mức độ cũng như tính chất của công việc. Vì thê biên bản có ý nghĩa quan trọng mà bạn cần biết:

Một số đặc điểm nổi bật của biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản này đáp ứng và không thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn trên các cơ sở lý thuyết và có sự thỏa thuận của đại diện bên A và bên B, cùng soạn thảo và đưa ra những điều lệ phù hợp.

Những trường hợp cần viết biên bản hợp đồng

Không phải trường hợp nào cũng áp dụng biên bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên cũng có những quy định cụ thể như sau:

  • Phạm vi hợp đồng thanh lý là của các hoạt động kinh tế, xây dựng hay kinh doanh khi đã được thực hiện xong.
  • Thường được dùng trong các trường hợp thời hạn của hợp đồng đã hết và không có sự thỏa thuận ràng buộc của hai bên. Trong cuộc sống dễ dàng chúng ta thấy nhất đó là thanh lý ợp đồng thuê nhà.

Thanh lý hợp đồng là gì? Và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

  • Lập biên bản thanh lý của hợp đồng trong các trường hợp như thỏa thuận hay đình chỉ hoặc đang trong quá trình sắp và sẽ hủy bỏ.
  • Trong trường hợp không được tiếp tục, thực hiện trao đổi và lập biên bản khi có một bên ký kết hợp đồng được coi là pháp nhân giải thể công trình, dự án và kinh doanh đó.
  • Người thực hiện điều khoản về hợp đồng không có điều kiện và tư cách, để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Thông quan thanh lý hợp đồng những bên liên quan hoàn toàn nhận được quyền lợi của mình và cần thực hiện nghĩa vụ, từ đó cần thực hiện đúng nội dung của hợp đồng, theo quy định của nhà nước và các quyết định có trong bản hợp đồng. 

Bản chất thanh lý hợp đồng xây dựng

Một số mục đích của thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng có những mục đích sau:

  • Giúp các bên có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng để làm tròn trách nhiệm cũng như chịu hậu quả cho việc mình làm.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện và thỏa thuận với nhau được xem như chấm dứt, phần quyền và nghĩa vụ còn lại nếu chưa được thực hiện thì vẫn còn hiệu lực.
  • Các bên cần xác định các điều khoản về tài khoản, cũng như hậu quả pháp lý bên trong của quan hệ hợp đồng phải được thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế không còn hiệu lực.
  • Cần giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện đối với bên kia, tránh những tranh chấp không đáng có.

Thanh lý hợp đồng là gì? Và biên bản thanh lý hợp đồng trong xây dựng là như thế nào?

Khi nào thì thanh lý hợp đồng xây dựng

Có 2 trường hợp dưới đây cần thanh lý hợp đồng trong xây dựng:

  • Khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ theo hợp đồng quy định.
  • Hợp đồng đã bị chấm dứt, hay hủy bỏ theo quy định của pháp luật. 

Thời hạn thanh lý của hợp đồng xây dựng

Về thời hạn thì hai bên cần thỏa thuận với nhau và không được quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng có liên quan. Trong hợp đồng nếu bên kia không làm thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia có toàn quyền để thanh lý.

Những lưu ý bạn cần biết khi viết biên bản thanh lý 

– Khi thanh lý cần có căn cứ vào hợp đồng xây dựng trước đó để xác định được mức độ hoàn thành nghĩa vụ của mỗi bên.

– Người đại diện ký thanh lý hợp đồng phải là người có thẩm quyền trong doanh nghiệp hoặc có thể chịu trách nhiệm khi có sự cố không đáng có xảy ra.

Trên đây mình đã cung cấp cho các bạn về những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về thanh lý hợp đồng trong xây dựng. Chúc bạn có thể áp dụng thành công vào công việc nhé.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *